XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH – PHỤ NỮ MANG THAI CÓ THỂ MUỐN BIẾT NHỮNG GÌ?

Trong suốt thời kỳ mang thai, có thể bạn biết nhiều loại xét nghiệm khác nhau nhưng không biết chính xác thời gian thực hiện, hay phải làm gì? Có nguy hiểm không? Có đau không? ... Thật may mắn, gần như tất cả các kiểm tra và xét nghiệm trước sinh thường không gây nguy hiểm, đau đớn và hoàn toàn có ích.

Các xét nghiệm trước khi mang thai cung cấp cái nhìn chính xác nhất về sức khoẻ của bạn và bé, phát hiện những bất thường có thể có ngay từ sớm. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về những xét nghiệm phù hợp để bạn có thể lập lịch khám, được theo dõi, chăm sóc theo tiêu chuẩn.

CÁC LOẠI XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

sàng lọc trước sinh
Xét nghiệm nước tiểu
Đây là loại xét nghiệm được thực hiện khá nhiều lần. Tại sao phải xét nghiệm nước tiểu? Vì việc này giúp các bác sĩ kiểm tra xem bạn có bị nguy cơ bị hai biến chứng nguy hiểm khi mang thai: huyết áp cao ( còn được gọi là tiền sản giật ) và bệnh tiểu đường lúc mang thai. Cả hai biến chứng này đều có thể điều trị được nhưng có thể sẽ gây nguy hiểm nếu không được phát hiện, xác định kịp thời. Vì vậy xin lưu ý uống nhiều nước trước mỗi lần đi khám.

Xét nghiệm máu
Việc kiểm tra mẫu máu của bạn để đo nồng độ B-hCG và PAPP-A, qua đó phân tích và đánh giá nguy cơ  thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 ( tìm hiểu thêm tại đây ). Tuy nhiên độ chính xác của kết quả vẫn có thể mang tính không chắc chắn. Bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm PAP để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu kết quả là dương tính bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh an toàn và bé của bạn không bị nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.

Siêu âm
Hầu hết các mẹ bầu sẽ thực hiện việc siêu âm trong các lần khám thai kỳ. Quá trình này cho bạn nhìn thấy sự phát triển của trẻ diễn ra như thế nào ( bạn cũng có thể xem được con bạn là trai hay gái nếu muốn ). Hơn nữa trong một số lần siêu âm cũng có thể xác định được những nguy cơ như khuyết tật tim. Nếu bạn 35 tuổi hoặc cao hơn, có thể bạn sẽ được chỉ định làm nhiều bước siêu âm, xét nghiệm hơn.


Siêu âm
CVS và chọc ối
Đây là phương pháp mình nói thêm để bạn biết, tham khảo bởi nó dành cho trường hợp sau khi bạn thực hiện những xét nghiệm trên và phát hiện con bạn có nguy cơ cao hơn bình thường đối với một số bệnh bẩm sinh. Các bác sĩ có thể đề nghị bạn một xét nghiệm xâm lấn hơn là chọc ối hoặc sinh thiết nhau thai ( có thể còn phụ thuộc vào thời điểm bạn đang mang thai trong giai đoạn nào ). Các xét nghiệm này lấy mẫu vật ở nhau thai hoặc nước ối để kiểm tra cấu tạo di truyền thực tế của em bé, do vậy sẽ cho ra kết quả có độ chính xác rất cao trong việc phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể. Tuy nhiên cho đến bây giờ, dù khoa học phát triển tiên tiến nhưng cách làm này vẫn mang tỷ lệ nhỏ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy trước khi quyết định, bạn vẫn nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ hoặc một cố vấn di truyền. Hoặc tìm hiểu thêm phương pháp dưới đây

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn - NIPT
Có thể được thực hiện khi bạn được 10 tuần thai kỳ, giúp phân tích, dò tìm để xác định bất thường nhiễm sắc thể ( nếu có ). Xét nghiệm này sử dụng mẫu máu được lấy từ tay của người mẹ, điều đó có nghĩa là không gây nguy hiểm cho bạn và con của bạn. Thường thì nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm này nếu bạn từ 35 tuổi trở lên hoặc nếu gia đình của bạn có tiền sử rối loạn nhiễm sắc thể.

Trong quá trình tiến hành những xét nghiệm suốt thời gian thai kỳ, nếu chưa có chuẩn bị các mẹ bầu có thể bị căng thẳng, đặc biệt khi nói đến sức khỏe của mẹ hoặc bé. Do vậy khi nắm được kiến thức cơ bản, bạn sẽ biết kết quả của tất cả xét nghiệm này cho phép bạn đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe tốt hơn và trong nhiều trường hợp được điều trị để giải quyết hoặc xử lý các tình huống xấu, bất ngờ. Hơn nữa bạn nói chuyện với bác sĩ cũng cởi mở hơn, có những câu hỏi hợp lý hơn, đáp ứng được nhu cầu cần giải đáp thắc mắc và rất rõ ràng là chúng ta sẽ yên tâm hơn nhiều. Hãy nhớ, đừng ngại hỏi nhiều, hãy nói lên và hỏi bất kỳ điều gì nếu bạn đang bối rối. Sàng lọc là gì? Nó sẽ như thế nào? Bất kỳ rủi ro nào liên quan đến nó, ...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều đặc biệt mà chỉ lần mang thai đầu tiên mới có

ĐỊNH NGHĨA NIPT, CÁC CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN

Cảnh báo: Mẹ bầu lớn tuổi có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh Down!!!