Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

Sự phát triển của tim thai - Dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển khỏe mạnh

Hình ảnh
Để thấy thai nhi đang khỏe mạnh trong bụng mẹ… Tim thai là một trong những bộ phận đầu tiên được hình thành trong cơ thể thai nhi, đảm nhiệm vai trò quan trọng tương tự như tim của người trưởng thành. Trong suốt quá trình mang thai, nhịp tim là một trong những cơ sở làm dấu hiệu nhận biết thai nhi có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. nghe tim thai ( ảnh minh họa ) Được hình thành ngay từ ngày thứ 16 trong thai kỳ, tim thai phát triển từ hai mạch máu trong phôi thai tạo thành ống dẫn tim, tuy chưa phát triển thành hình dáng như quả tim thực sự nhưng tim thai đã hoạt động với chức năng như một quả tim bình thường. Từ khi hình thành cho đến tuần thứ tư cũng là lúc tim thai gần như hoàn thiện những bộ phận cần phải có. >>>>>> Xem thêm Lưu ý khi mang thai trong mùa đông Bước sang tuần thai thứ 5 , giữa phôi thai hình thành một hạt nhỏ chính là tim thai, lúc này tim thai được hình thành với nhiều tế bào hơn. Có thể n

CẦN LƯU Ý GÌ KHI MANG THAI TRONG MÙA ĐÔNG

Hình ảnh
Trong suốt quá trình mang thai, nhiệm vụ của mẹ bầu khi chăm sóc thai nhi không chỉ là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng… Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai kết hợp với những biện pháp tập luyện và chăm sóc sức khỏe để thai nhi được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là những gì mẹ bầu cần làm. Đặc biệt, trong mùa đông, cơ thể người mẹ cần sử dụng nhiều năng lượng để giữ ấm cho chả mẹ bầu và thai nhi. Vậy, làm sao để chăm sóc thai nhi trong mùa lạnh là những câu hỏi chung mà nhiều mẹ bầu cần được giải đáp. Bổ sung dinh dưỡng Việc được ưu tiên hàng đầu khi mang thai là bổ sung dinh dưỡng, để thai nhi được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần lên một thực đơn khoa học ngay từ đầu thai kỳ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, khi mang thai vào mùa đông, mẹ bầu không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất cho thai nhi mà còn để tạo ra nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể và thai nhi. >>>>> Có thể bạn cần biết phải làm gì trong tam cá nguyệt đầu tiên ?

ĐỊNH NGHĨA NIPT, CÁC CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN

Hình ảnh
ĐỊNH NGHĨA XÉT NGHIỆM NIPT Phần trước : Tại sao cần sàng lọc trước sinh? Có nên chọn sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT? Quá trình mang thai của phụ nữ rất thiêng liêng, đáng quý và những người phụ nữ đó trải qua nhiều quãng thời gian như vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên sẽ có đôi lúc vất vả, lo lắng cho sức khỏe của con mình. Để sức khỏe của mẹ và con được phát triển tốt, trước khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn ( NIPT ) thì bạn cần phải hiểu những khái niệm cơ bản nhất , có cái nhìn tổng quan nhất. Vậy xét nghiệm NIPT là gì, phải thực hiện trong thời gian nào, trải qua những công đoạn nào, ... những câu hỏi thường gặp và trả lời sẽ nằm ở bài viết dưới đây. A. Sàng lọc trước sinh và NIPT là gì? Sàng lọc trước sinh là các hoạt động khám thai, siêu âm, xét nghiệm được thực hiện trong quá trình mang thai nhằm cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Việc sàng lọc này rất quan trọng và được phổ biến.  Tại c

Tam cá nguyệt thứ ba - Con về đích như thế nào?

Hình ảnh
Tam cá nguyệt thứ ba - mẹ và con đã sẵn sàng cho cuộc vượt cạn... Trải qua hai giai đoạn dài để đến với giai đoạn cuối - tam cá nguyệt thứ ba , hẳn là cả mẹ bầu và bé đều đã chuẩn bị đầy đủ cho sự sẵn sàng trong cuộc vượt cạn cùng nhau sắp tới. Trong giai đoạn này những cơ quan trong cơ thể của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển và bắt đầu thực hiện chức năng của mình. Bước sang Tam cá nguyệt thứ ba với việc bắt đầu của thai kỳ tháng thứ 7, cơ thể người mẹ ngày càng thay đổi rõ rệt với sự phát triển mạnh mẽ của vòng 2, bé đã có lông mi và dần mở mắt, có thể có phản ứng trước ánh sáng chói, giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm thúc đẩy sự phát triển trí não cho thai nhi, bởi đây là thời kỳ các hệ thần kinh và bộ não phát triển mạnh mẽ nhất. Trong tháng thai kỳ thứ tám, cân nặng của bé tăng nhanh hơn bao giờ hết so với suốt thai kỳ, có thể lên tới 450gram trong 1 tuần, da của bé vẫn đỏ và vấn rất nhạy cảm, bé “tập thể dục” mạnh và nhiều hơn. Ở giai đoạn này

TAM CÁ NGUYỆT THỨ HAI VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT

Hình ảnh
Trải qua Tam cá nguyệt thứ nhất là mẹ bầu đã đồng hành cùng bé yêu được ⅓ quãng đường rồi. Đến với Tam cá nguyệt thứ 2 - quảng thời gian “thở phào nhẹ nhõm” so với giai đoạn trước. Đây là giai đoạn mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng và cân bằng lại cuộc sống sau quãng thời gian nghén ngẩm vừa qua. Tam cá nguyệt thứ hai Nuôi dưỡng hai cơ thể khỏe mạnh Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho bé yêu phát triển toàn diện, đây là giai đoạn bé yêu bắt đầu những cử động đầu tiên, cùng với sự phát triển về thính giác, chính vì vậy những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và rau xanh sẽ là một thực đơn lý tưởng thúc đẩy sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Tập thể dục thường xuyên Cũng như tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai mẹ bầu bắt đầu làm quen với việc phát triển nhanh chóng của vòng hai, nhưng việc tập thể dục luôn là cần thiết trong suốt quá trình mang thai để thúc đẩy sự phát triển của bé. Hơn thế nữa, những bài tập

Trăng mật con và mẹ trong tam cá nguyệt thứ hai

Hình ảnh
Giai đoạn ngọt ngào nhất của quá trình mang thai là Tam cá nguyệt thứ hai... Vượt qua Tam cá nguyệt thứ nhất cùng bé yêu là mẹ bầu đã vượt qua được khoảng thời gian khó khăn nhất trong quá trình mang thai. Bước sang Tam cá nguyệt thứ hai được gọi là giai đoạn “trăng mật” thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy thực sự khỏe mạnh trong giai đoạn này bù loại khoảng thời gian mệt mỏi nghén ngẩm trong giai đoạn trước. Giai đoạn Tam cá nguyệt thứ hai được bắt đầu tính từ tuần thai thứ 14 - tuần thứ 27. Ở giai đoạn này, những bộ phận cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé dường như đã ổn định, từ giờ cho đến hết thai kỳ chính là khoảng thời gian mẹ bầu chăm sóc và nuôi dưỡng thai nhi với đầy đủ chất cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Từ tuần thai thứ 13 đến hết tuần thai thứ 17 (mang thai tháng thứ tư) thai nhi đã có những chuyển động luân phiên trong bụng mẹ, vừa chuyển động vừa nghỉ ngơi cùng với việc duỗi dần cơ thể ra giúp cho thai nhi phát triển cơ bắp. Cơ thể thai

Vai trò của sàng lọc trước sinh đối với sự phát triển của thai nhi

Hình ảnh
Sàng lọc trước sinh có tầm quan trọng đặc biệt nhằm phát hiện những hội chứng dị tật bẩm sinh của thai nhi, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, trẻ bị dị tật, khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số và làm giảm gánh nặng cho xã hội. Theo thống kê, những thai phụ mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường trong thai kỳ chiếm đến 16%, tiền sản giật chiếm từ 3 - 5% trong tổng số các bà mẹ mang thai, bên cạnh đó là những bệnh về viêm gan siêu vi B, cường giáp, thiếu máu di truyền,... ngày càng gia tăng. Bởi vậy, cần phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước sinh để có những phát hiện kịp thời tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện những hội chứng dị tật bẩm sinh như sàng lọc truyền thống (Double test, triple test, siêu âm, chọc ối) và hiện đại (NIPT) ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau. Trong đó, siêu âm được thực

LÀM GÌ TRONG TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT ĐỂ BÉ YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN?

Hình ảnh
  Tam cá nguyệt thứ nhất là bước đệm quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ. Có thể nói qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất thì mẹ bầu có thể yên tâm về sự phát triển của bé yêu trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Nhưng thời kỳ này lại là khoảng thời gian khó khăn nhất khi cơ thể mẹ bầu phải chật vật vì những cơn ốm nghén đầy mệt mỏi. Vậy, nên làm gì để mang đến cho bé yêu một sự phát triển tốt nhất? Bổ sung axit folic nhiều hơn mỗi ngày Axit folic là một trong những vitamin B góp phần quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và tế bào mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Axit folic giúp phòng ngừa những dị tật bẩm sinh về tim, môi, chân tay và hiện tượng thiếu máu não cho trẻ sơ sinh. Vì vậy bổ sung lượng axit folic vừa đủ mỗi ngày góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ những ngày đầu. Những thực phẩm chứa nhiều axit folic tốt cho mẹ và bé như bông cải xanh, măng tây, bơ, cà chua… Hoa quả c