Sự phát triển của tim thai - Dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển khỏe mạnh

Để thấy thai nhi đang khỏe mạnh trong bụng mẹ…

Tim thai là một trong những bộ phận đầu tiên được hình thành trong cơ thể thai nhi, đảm nhiệm vai trò quan trọng tương tự như tim của người trưởng thành. Trong suốt quá trình mang thai, nhịp tim là một trong những cơ sở làm dấu hiệu nhận biết thai nhi có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không.

nghe tim thai ( ảnh minh họa )


Được hình thành ngay từ ngày thứ 16 trong thai kỳ, tim thai phát triển từ hai mạch máu trong phôi thai tạo thành ống dẫn tim, tuy chưa phát triển thành hình dáng như quả tim thực sự nhưng tim thai đã hoạt động với chức năng như một quả tim bình thường. Từ khi hình thành cho đến tuần thứ tư cũng là lúc tim thai gần như hoàn thiện những bộ phận cần phải có.


Bước sang tuần thai thứ 5, giữa phôi thai hình thành một hạt nhỏ chính là tim thai, lúc này tim thai được hình thành với nhiều tế bào hơn. Có thể nói tuần thai thứ 5 chính là dấu mốc đánh dấu sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ đã có thể bắt đầu cho mẹ thấy được sự hoạt động của tim thai ngay từ tuần thai thứ 6 - 7 và ở một số thai nhi là từ tuần thai 8 - 10. Tim thai lớn dần lên, bắt đầu có sự phân chia buồng tim phải - trái và bắt đầu đập nhẹ từ tuần thứ 11, gần như hoàn thiện ở tuần thai thứ 12.



Tim thai có thể đập rõ ràng hơn ở tuần thai thứ 14 và có thể bắt đầu thực hiện quá trình “bơm máu” lên tới 24 lít/ngày ở tuần thai 16, lượng máu mà tim thai thực hiện bơm hàng ngày cùng với kích thước tăng theo sự phát triển của thai nhi với nhịp tim trung bình khoảng từ 120 - 160 lần/phút. Sang tuần thai thứ 20 nhịp tim thai ngày càng mạnh hơn, đến giai đoạn này bác sĩ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Bác sĩ càng nghe được tim thai mạnh và rõ ràng điều đó càng chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển bình thường cùng nhịp đập của tim mẹ.

Bên cạnh việc khám thai định kỳ và những dấu hiệu nhận biết sự phát triển của thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần ghi nhớ những lịch khám thai định kỳ và đặc biệt là lựa chọn những biện pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh một cách an toàn, chính xác nhất để khẳng định được thai nhi có thực sự khỏe mạnh mà không mắc phải rủi ro nào trong bụng mẹ. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của sàng lọc trước sinh đối với sự phát triển của thai nhi

Trăng mật con và mẹ trong tam cá nguyệt thứ hai

ĐỊNH NGHĨA NIPT, CÁC CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN